Bệnh trĩ là gì?
Trĩ là tình trạng các tĩnh mạch ở hậu môn bị dãn ra, phồng lên. Khi trĩ xảy ra ở gần lỗ hậu môn gọi là trĩ ngoại, khi xảy ra ở ống hậu môn gọi là trĩ nội. Nhiều người thắc mắc không hiểu bệnh trĩ có lây không và có tự khỏi được không và bệnh trĩ lây qua đường gì?

Các nguyên nhân gây bệnh:
- Do chế độ ăn uống: ít rau xanh, uống ít nước, thường xuyên uống các chất kích thích như: rượu, bia, cafe,…
- Nhịn đi đại tiện và thường để tích tụ trong bụng khoảng 2 – 3 ngày.
- Táo bón: táo bón, phải rặn là nguyên nhân khiến búi trĩ ngày càng lòi ra và bệnh trĩ ngày càng nặng hơn.
- Công việc yêu cầu thường xuyên phải ngồi nhiều, đứng lâu một chỗ.
- Những người thường mang vác vật nặng.
- Phụ nữ mang thai, sau sinh do chịu một lực lớn từ bên trong khi dặn làm giãn tối đa các tĩnh mạch hậu môn nên tỷ lệ mắc bệnh trĩ đối với phụ nữ sau sinh là rất cao
- Công việc áp lực khiến tinh thần mệt mỏi, stress cũng là nguyên nhân dẫn đến trĩ.


Bệnh trĩ có lây và di truyền hay không?
- Bệnh trĩ là một trong những bệnh mạch máu tĩnh mạch. Khi các tĩnh mạch bị ứ máu, thì thành mạch bị giãn ra. Những tĩnh mạch bị giãn ra như vậy ở hậu môn được gọi là trĩ.
- Người bị bệnh trĩ hoàn toàn yên tâm là bệnh không có tính lây truyền và không di truyền, không lây lan từ người này sang người khác hoặc do ngồi chung ghế...
- Có thể trong một gia đình có nhiều người bị bệnh trĩ nên dẫn đến lầm tưởng bệnh có tính lây truyền hoặc di truyền nhưng thực tế không phải như vậy vì đây là bệnh khởi nguyên từ cơ địa, cách sống và sinh hoạt của mỗi người.

Bệnh trĩ có tự khỏi được không?
- Theo các nghiên cứu cũng như thực tế đã chứng minh thì bệnh trĩ thì không thể tự khỏi được nếu không điều trị và khám chữa. Chính vì thế ngay khi có những biểu hiện của bệnh trĩ hãy đến các cơ sở y tế để thăm khám và có phương pháp điều trị sớm và hợp lý nhất.
Để phòng bệnh trĩ thì bạn nên chú ý các yếu tố sau đây:
- Uống nhiều nước giúp phân mềm và dễ đại tiện.
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây sẽ giúp phân mềm, khối phân tăng thêm nhờ thế bệnh nhân bớt phải rặn và gián tiếp tránh được bệnh trĩ.
- Bệnh nhân cần vận động để tránh tăng áp lực trong tĩnh mạch nhất là sau khi ngồi hoặc đứng lâu. Vận động cũng giúp tránh táo bón và giảm trọng lượng nếu bệnh nhân béo phì.
- Tránh đứng hoặc ngồi lâu.
- Khi phát hiện bệnh bạn không nên e ngại mà cần đi điều trị kịp thời để tránh chịu đau đớn và kéo dài quá trình chữa bệnh gây tốn kém và ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống.

ĐIỆN THOẠI TƯ VẤN (Giờ hành chính)
MIỀN BẮC: 024.2225.3233/ 0981.118.156
MIỀN NAM: 028.38.918.911/ 0915.079.518